Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực: Doanh nghiệp cần biết gì?

Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực: Doanh nghiệp cần biết gì?

05/08/2024
02/08/2024
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực: Doanh nghiệp cần biết gì?

Ngày 1/8/2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Đạo luật Trí tuệ Nhân tạo (AI Act) của Liên minh Châu Âu (EU) chính thức có hiệu lực. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới được ban hành để quản lý công nghệ AI một cách toàn diện và có trách nhiệm. Vậy, đạo luật này có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp?

Tổng quan về đạo luật AI của EU

Đạo luật AI của EU là kết quả của quá trình đàm phán sâu rộng, nhằm đặt ra một khung pháp lý hài hòa "cho việc phát triển, đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng và phục vụ các hệ thống trí tuệ nhân tạo" ( for the development, the placing on the market, the putting into service and the use of artificial intelligence systems) ở EU. Đạo luật nhằm đảm bảo rằng các hệ thống AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn, minh bạch, và tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Việc không tuân thủ Đạo luật AI của EU sẽ phải chịu mức phạt tài chính tối đa lên tới 35 triệu EURO hoặc 7% doanh thu hàng năm trên toàn thế giới, tùy theo mức nào cao hơn.

Đạo luật AI của EU Các hệ thống AI được phân loại dựa trên mức độ rủi ro, từ rủi ro không chấp nhận được (bị cấm) đến rủi ro tối thiểu (ít hoặc không cần quy định).

Mục tiêu chính của đạo luật

  1. An toàn và minh bạch: Đảm bảo rằng AI không gây ra nguy cơ đối với người dùng và xã hội.

  2. Bảo vệ quyền con người: Đảm bảo rằng AI không vi phạm các quyền cơ bản.

  3. Thúc đẩy đổi mới: Hỗ trợ phát triển các công nghệ AI tiên tiến trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng.

Phạm vi áp dụng

Đạo luật AI của EU có phạm vi áp dụng rất rộng, bao trùm hầu hết các hoạt động AI trong thị trường EU. Trong đó, đạo luật định nghĩa: Hệ thống AI là một hệ thống máy móc được thiết kế để hoạt động với các mức độ tự chủ khác nhau, có khả năng thích ứng sau khi triển khai và có thể đưa ra các quyết định, dự đoán, nội dung dựa trên dữ liệu đầu vào để tác động đến môi trường vật lý hoặc ảo.Định nghĩa này cũng tương đồng với định nghĩa của OECD và đạo luật này áp dụng cho các hệ thống AI được đưa ra thị trường EU hoặc đưa vào sử dụng tại EU. Các đối tượng chịu sự ràng buộc của đạo luật bao gồm nhà cung cấp, người triển khai, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, và nhà sản xuất sản phẩm AI có liên kết với thị trường EU, ngoài ra các hệ thống AI được triển khai ở các quốc gia bên ngoài EU nhưng đầu ra của hệ thống này được sử dụng tại EU cũng phải tuân thủ đạo luật.

Như vậy, luật sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phát triển hệ thống AI; nhưng cũng có thể tác động đến doanh nghiệp không phải công ty công nghệ nhưng triển khai hoặc chỉ sử dụng AI trong một số trường hợp nhất định, các tác động của AI Act sẽ được đề cập ngày dưới đây. 

Tác Động Đến Doanh Nghiệp

Theo một số nhận định, đạo luật AI chủ chủ yếu nhằm vào các công ty công nghệ lớn của Mỹ- hiện là những nhà xây dựng và phát triển chính các hệ thống AI tiên tiến nhất. Tuy nhiên,  các công ty công nghệ khác cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng không nhỏ và bị giám sát chặt chẽ khi hoạt động tại thị trường EU hoặc sử dụng dữ liệu công dân EU. AI Act có thể sẽ đem lại thách thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp như sau

Thách thức

  • Hình phạt khắc nghiệt: Các quốc gia thành viên EU sẽ thực thi quy định và đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ. Các doanh nghiệp không tuân thủ có thể bị phạt nặng, lên đến €35,000,000 hoặc 7% tổng doanh thu hàng năm đối với việc sử dụng hệ thống AI bị cấm. Không tuân thủ các yêu cầu khác, bao gồm GPAI, có thể bị phạt lên đến €15,000,000 hoặc 3% tổng doanh thu hàng năm. Việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ sẽ bị phạt lên đến €7,500,000 hoặc 1.5% doanh thu.

  • Hạn chế AI tại nơi làm việc: Đạo luật AI của EU đặt ra các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc sử dụng AI tại nơi làm việc, đặc biệt là trong tuyển dụng, giám sát nhân viên, và đánh giá hiệu suất. Các hệ thống AI phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền riêng tư, yêu cầu doanh nghiệp đầu tư vào các biện pháp an toàn và đạo đức. Điều này có thể gây phức tạp các quy trình, quá trình đánh giá con người, hiệu suất, tăng khối lượng công việc hành chính

  • Tăng chi phí tuân thủ: Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vào việc tuân thủ các quy định mới của Đạo luật AI. Điều này bao gồm chi phí cho việc đánh giá rủi ro, nâng cấp hệ thống, và đào tạo nhân viên. Các doanh nghiệp nhỏ có thể gặp khó khăn hơn trong việc chịu đựng các chi phí này so với các tập đoàn lớn.Đánh giá rủi ro chỉ ra rằng việc tuân thủ các quy tắc mới sẽ khiến các công ty tốn khoảng 6.000 đến 7.000 € cho một hệ thống AI có rủi ro cao trung bình trị giá 170.000 € vào năm 2025. Hơn nữa, chi phí bổ sung có thể phát sinh cho việc giám sát và xác minh của con người.

  • Tác động đến tính cạnh tranh toàn cầu: Các doanh nghiệp hoạt động toàn cầu sẽ phải điều chỉnh các hệ thống AI của mình để tuân thủ các quy định của EU, có thể dẫn đến sự không đồng nhất trong các tiêu chuẩn AI trên toàn cầu. Điều này có thể làm phức tạp thêm việc kinh doanh quốc tế và đòi hỏi sự linh hoạt trong quản lý.

Cơ hội

  • Xây dựng niềm tin với khách hàng và công chúng: Đạo luật AI sẽ thiết lập một khung pháp lý đảm bảo niềm tin vào AI từ phía khách hàng và công chúng. Sự minh bạch và an toàn được ưu tiên, giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và tạo lòng tin.

  • Thúc đẩy đầu tư và đổi mới: Đạo luật nhằm thúc đẩy đầu tư và đổi mới trong lĩnh vực AI thông qua các cơ chế như "regulatory sandboxes" – các môi trường kiểm soát cho phép thử nghiệm công nghệ mới dưới sự giám sát. Mỗi quốc gia sẽ thiết lập ít nhất một sandbox quốc gia vào tháng 6/2026, giúp các doanh nghiệp thử nghiệm các giải pháp sáng tạo mà không gặp phải rào cản pháp lý ngay lập tức.

  • Hỗ trợ đặc biệt cho SMEs và Start-ups:Các biện pháp đặc biệt được áp dụng để giảm gánh nặng quy định và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cùng start-ups. Các sáng kiến như Mạng lưới Trung tâm Xuất sắc về AI, Đối tác Công-Tư về AI, Dữ liệu và Robotics, Trung tâm Đổi mới Kỹ thuật số, và Các cơ sở thử nghiệm và thí nghiệm sẽ hỗ trợ các công ty trong việc phát triển AI.

  • Tham gia cộng đồng và chia sẻ thực tiễn: Các nhà cung cấp mô hình AI tổng quát (GPAI) và cộng đồng mã nguồn mở có thể tham gia các diễn đàn do Văn phòng AI tạo ra để chia sẻ thực tiễn tốt nhất và đóng góp vào các quy tắc ứng xử và thực tiễn. Điều này tạo ra một cộng đồng học hỏi và cải tiến liên tục.

Kết Luận

Đạo luật AI của EU là một bước tiến lớn trong việc quản lý công nghệ AI một cách có trách nhiệm. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và tuân thủ các quy định mới để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Việc đầu tư vào an toàn và đạo đức AI không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn xây dựng uy tín và tạo dựng lòng tin trong mắt khách hàng.


Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống